Mối lương duyên bất ngờ giúp tôi trưởng thành hơn

Anh nói rằng, phong cách của tôi hợp với tờ báo liên quan những vấn đề dân sinh thân thuộc, những câu chuyện pháp luật hấp dẫn… Cơ duyên đó đã giúp tôi vững chuyên môn, trưởng thành hơn với nghề báo.
Gia nhập bất ngờ
Cũng như bao sinh viên báo chí mới ra trường thường tràn trề cảm xúc khi vào nghề với những bước chập chững đầu tiên, cuối năm 2011, sau khi tốt nghiệp loại khá khoa Báo chí & Truyền thông (trường đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM), tôi được một người thầy đồng thời là nhà báo giới thiệu về tập sự tại một tòa soạn báo lớn ở TP.HCM.
Về cùng đợt với tôi là một nhóm bạn cùng lớp gồm 7 bạn. Nhóm chúng tôi ai cũng háo hức lăn xả vì tin bài thời sự. Chưa được một tuần, trong một lần uống trà đá vỉa hè, anh bạn thân nói với tôi rằng, hiện người làm báo cực kỳ nhiều, nhưng viết cái gì, viết thế nào để giúp bạn đọc tiếp nhận thông tin hiệu quả, làm cho họ nhận thức được những kiến thức pháp luật thường thức nhất, giúp họ nâng cao hơn tầm hiểu biết về ..

Nơi tôi muốn gắn bó suốt cuộc đời

Người thầy và các anh chị ở VPMT đã truyền cho tôi ngọn lửa đam mê để say nghề. Trải qua 8 năm gắn bó, tôi xem đây là ngôi nhà thứ hai của mình.
Cuối năm thứ 4 đại học, tôi lo lắng vì ra trường không biết sẽ đi đâu về đâu khi trong đầu toàn một mớ kiến thức từ trong sách vở về nghề báo. Suốt 4 năm học đại học, trong khi các bạn đi cộng tác khắp nơi thì tôi vẫn mơ hồ về nghề báo. Tôi mơ hồ bởi tôi đến với nghề lúc đó không phải vì đam mê mà vì “oai”.
Ngày ấy tôi chỉ là một đứa con nông dân, đầu óc vẫn mang nặng tư tưởng xin việc phải có mối quan hệ và tiền. Thậm chí, bố mẹ tôi cũng lo lắng không biết khi con ra trường lấy đâu ra tiền để xin việc. Nhưng tôi không nghĩ rằng với nghề này, nếu không có năng lực thì thì dù có “chạy” vào được “ấm chỗ” thì cuối cùng cũng bị đào thải.
May mắn cho tôi, kỳ thực tập năm cuối, nhờ một đứa bạn giới thiệu tôi xin vào Văn phòng miền Trung báo Đời sống & Pháp luật để thực tập. Trong văn phòng ai cũng gọi anh Phan Xuân Hồng – Trưởng văn phòng – bằng..

Nhớ “người thầy đưa tin” 1 năm tuổi

Tôi cũng vậy, tốt nghiệp ngành Xây dựng nhưng cuộc đời lại rẽ tôi sang một hướng khác để gắn bó với Đời sống & Pháp luật.
Hướng rẽ đó in đậm hình bóng của một phóng viên Đời sống & Pháp luật – người dượng (chồng của cô ruột), người thầy dìu dắt tôi, cho tôi cái nghề để rồi tôi tự gọi là thầy Thạch Văn Thanh (bút danh Nguyễn Linh). Lúc ấy, tôi không hề được chuẩn bị để đi vào nghề báo và cũng không ngờ một người học “dở ẹc” môn Văn lại đi viết báo.
Buổi đầu tiên đi làm, phóng viên Thạch Văn Thanh luôn nhắn nhủ rằng: “Làm báo phải gần dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của dân; xem họ làm gì và cần gì?. Điều quan trọng là chỉ viết những gì “mắt thấy, tai nghe” nhưng phải cần suy nghĩ thật chín, phát hiện vấn đề và kiểm chứng thông tin kỹ lưỡng, chặt chẽ”.
Còn nhớ trong một lần đi tác nghiệp, tôi được dượng dẫn vào tiếp xúc với ông Nguyễn Văn Út (ở ấp Tràm Thẻ, xã Tân Phú, Thới Bình, Cà Mau). Ông Út là nguyên Trưởng ấp bất ngờ “ôm” nợ và bị cơ quan chức năng kê biên tài sản chỉ vì… giúp ..

Hành trình lật tẩy thủ đoạn mua trinh giải đen của đại gia

Tuổi 20 đối với mỗi người là tuổi đời đẹp nhất, nhưng với bất kỳ tờ báo nào, đó là thời gian đã đủ dài để khẳng định được chỗ đứng trong làng báo và độc giả. Với báo chí, không bao giờ có “chiến công vang danh muôn thuở”, nói đúng hơn là hào quang của mỗi tác phẩm sẽ nhanh vụt tắt vì độc giả luôn đòi hỏi sự mới lạ trong mỗi tác phẩm mới được xuất bản. Điều này gây áp lực rất lớn cho chính mỗi cơ quan báo chí và bản thân phóng viên chúng tôi.
Kỷ niệm về quá trình tác nghiệp tôi chia sẻ sau không phải kể khổ, bởi nhiều nghề nghiệp còn áp lực và khó khăn hơn nghề báo rất nhiều. Chỉ muốn độc giả hình dung ra phần nào về nghề báo chúng tôi đang làm – phơi bày những góc khuất xã hội.
Ngày 9/6/2020, tòa soạn xuất bản 1 trong 4 kỳ Đại gia mua trinh giải đen. Loạt bài ít nhiều đã gây được sự chú ý của dư luận, bằng chứng là sự phản hồi và chia sẻ mạnh trên các diễn đàn và mạng xã hội.
Để tác phẩm được ra đời, nhóm phóng viên đã tích cực “làm quen” với các tú ông, tú bà từ nhiều tháng trước. ..

Duyên nợ

Chặng đường ấy chẳng dễ dàng và cũng đầy duyên nợ.
Ngày ấy, cô sinh viên khoa Báo vừa tốt nghiệp, chân ướt chân ráo tìm tới một số tòa soạn báo để xin việc. Sau đôi lần lỡ hẹn và những cuộc phỏng vấn không hồi âm, tôi như người vô định vì chẳng biết ngày mai mình sẽ làm công việc gì. Giữa lúc chán nản nhất, tôi nhận được cuộc gọi từ phòng Trị sự của báo Đời sống & Pháp luật thông báo lịch hẹn phỏng vấn…
Một cảm xúc hỗn độn đan xen trước khi bước vào phòng phỏng vấn. Hồi hộp, lo lắng, cầu mong may mắn, nhưng cũng không “nuôi” nhiều hy vọng như những lần hẹn trước. Rồi thời khắc ấy cũng tới… Sau những màn hồi đáp với hội đồng phỏng vấn, tôi bày tỏ nguyện vọng muốn thử sức ở mảng Xã hội, bởi quãng thời gian thực tập từng có cơ hội được “va chạm”, nên có chút tự tin sẽ làm được.
Tôi nín thở rồi “vỡ òa” khi nhận được cái gật đầu của hội đồng phỏng vấn. Nhưng, có sự thay đổi bất ngờ ở… phút thứ 89. Vì mảng Xã hội đã tuyển đủ phóng viên, trong khi mảng Văn hóa – Giải trí vẫn còn thiếu, nên..

Cảm nghĩ về bước chuyển mình của Tạp chí Đời sống và Pháp luật

Nếu có ai hỏi tôi ngày báo Đời sống & Pháp luật xuất bản số đầu tiên có lẽ tôi sẽ mất chút ít thời gian để nhớ, nhưng nếu hỏi về bước chuyển mình lớn nhất của báo thì đó là ngày 1/4/2020.
Thấm thoát đã hơn một năm tôi nhận được vào công tác tại chuyên trang PhapluatNet, nơi đây tối nhận được sự giúp đỡ của mọi người trong công việc, một bước tiếp đà quan trọng trong tư tưởng để tôi hoàn thành tốt công việc.
Bản thân tôi khi là sinh viên đã biết đến tiếng tăm của báo Đời sống & Pháp luật. Bẵng đi một thời gian dài khi có cơ hội được công tác trong lĩnh vực báo chí thì tiếng tăm đó tôi mới biết nhiều, hiểu nhiều hơn. Khi tôi có ý định chuyển đến công tác tại báo Đời sống & Pháp luật nhiều bạn bè vẫn khuyên tôi: “Sang đó khó có thể làm và phát triển được vì cơ quan bên đó rất đông nhân sự, không cạnh tranh được đâu”, nhưng với tôi nếu đã được nhận thì không làm được phần lớn là do bản thân mình. Và sau đó tôi vẫn giữ quyết định thử sức ở môi trường mới.
Cuối năm 2019 may mắn tôi được n..

Đời sống & Pháp luật – Ngôi nhà thứ hai của tôi

Tôi đã tìm hiểu về báo Đời sống & Pháp luật một thời gian trước khi đặt chân vào nơi đây, về 19 năm thành lập của tờ báo, của bao nhiêu thế hệ gạo cội trong những ngày đầu tờ báo mới được hình thành, về quá trình làm việc, phấn đấu của Tổng biên tập để giữ vững, chèo lái con thuyền đưa tờ báo có được như ngày hôm nay.
Những ngày đầu khi mới đặt chân vào cơ quan, tôi được phân công vào làm bộ phận Phununews với công việc là phóng viên làm về Pháp luật. Thời điểm đầu, tôi e dè, nhút nhát vì công việc về báo chí đối với tôi quả là mới mẻ. Lúc đó, tôi đã có một cảm giác lo sợ khi mình không làm được việc, sợ mình đi tụt lùi so với các đồng nghiệp khác. Tôi như một đứa trẻ phải học hỏi từ những thứ nhỏ nhất từ giao tiếp, tìm hiểu về công việc, học hỏi kĩ năng viết bài để làm sao có những tin bài có chất lượng gửi tới bạn đọc.
Khi bắt đầu làm việc, tôi nhận được sự chỉ bảo tận tình của đồng nghiệp, các cô, chú, anh, chị và cả các em. Tôi được đi theo các anh chị phóng viên lớn hơn, già dặn..

Em Nhâm Thân – Đời sống Pháp luật ạ!

Năm 2020! Năm thứ 6 tôi gắn bó với tạp chí Đời sống & Pháp luật. Còn nhớ tháng 8/2014 ấy, sau khi rời mái trường Đại học Khoa học Huế với tấm bằng ngành Văn, tôi lùng sục, cắm đầu cắm cổ tìm việc. Tôi vận dụng từ các mối quan hệ bạn bè, gia đình, cho đến “sớt” khắp gu – gồ.
Giáo viên, nhân viên văn phòng,… Đó là những gì tôi được định hướng để xin việc cho đúng với ngành học. Hai khái niệm phóng viên, báo chí hồi ấy sao mà quá xa lạ. Ấy vậy, người chẳng chọn được nghề. Cái nghề nó vận vào người như một cơ duyên để rồi gắn bó, yêu thương.
Cũng cái năm 2014 ấy, tôi cùng đứa bạn “cơm đùm gạo bới” vào Đà Nẵng xin làm việc hành chính văn phòng ở một công ty đóng trên đường 2/9 (quận Hải Châu). Những lời quảng cáo có cánh, mức lương hấp dẫn, môi trường năng động… khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Nhưng chẳng ai ngờ, 2 đứa sinh viên tỉnh lẻ lại “lạc” vào ma trận của một công ty đa cấp.
Chúng tôi bị lôi kéo đóng nhiều khoản phí, bị “giữ” hồ sơ, chứng minh nhân dân… Để rồi khi nhận ra thì..

Tân binh tâm sự

Vừa ra khỏi cổng trường đại học, tôi thấy mình may mắn hơn các bạn đồng trang lứa khi được làm việc tại tòa soạn Đời sống & Pháp luật.
Còn nhớ, tôi chính thức trở thành thành viên của mái nhà chung Đời sống & Pháp luật vào ngày 30/6/2020, thời điểm tòa soạn lại bắt đầu chuyển mình, đổi mới và xuất hiện Trung tâm Nội dung số.
Bắt đầu công việc tại “gia đình mới” với vị trí biên tập viên mục Pháp luật, tôi đã có thêm rất nhiều đồng nghiệp mới. Tôi thực sự vô cùng ngạc nhiên vì họ khác quá xa với những gì trước đó mình tưởng tượng. Trong suy nghĩ của tôi, những anh chị làm việc trong môi trường công sở sẽ có dáng vẻ nghiêm khắc, khó tính và có chút…cứng nhắc, máy móc.
Nhưng hỡi ôi, nhìn những “đàn anh, đàn chị” thân thiện, hòa đồng, luôn sôi sục nhiệt huyết và năng lực tích cực đang đứng trước mặt mình lúc này, tôi cảm thấy sụp đổ hoàn toàn. Mặc dù phải dìu dắt một người lính mới mang theo nhiều thiếu sót trong công việc như tôi, nhưng chưa ai trách móc hay phàn nàn nửa lời. Nhìn cách ..

Duyên 9 năm

Còn nhớ, ngày ra khỏi giảng đường, tôi cũng như bao nhiêu thanh niên khác, bước vào đời với bao chới với, không biết tương lai rồi sẽ ra sao. Một chiều, lên mạng, thấy thông tin tuyển dụng với nội dung “cơ hội cho những người yêu thích nghề báo”. Ngày gửi hồ sơ theo bưu điện, lòng chẳng một chút hy vọng. Đơn giản, với tôi ngày ấy, nghề báo là nghề cao quý, khó với tới.
Tròn một tuần, tiếng chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia nói khẽ: “Hồ sơ em được nhận. Em thu xếp vào TP.HCM đến trụ sở văn phòng đại diện của báo để phỏng vấn”. Hôm trước nhận tin, hôm sau lên xe vào TP.HCM. Đó cũng là lần đầu tôi rời xa quê, tìm tương lai, tràn trề hy vọng. Buổi phỏng vấn trôi qua êm đẹp, tôi được nhận thử việc.
Tuần đầu tiên đi làm, tôi được yêu cầu ngồi đọc những bài báo đã được đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật. Lật giở từng trang, tôi ngấu nghiến từng chữ, học cách viết, tiếp cận đề tài, cách đặt tít, đặt sa-pô… Tất cả mọi thứ đều quá mới mẻ.
Ngày ấy, Đời sống & Pháp luật có bước chuyển ..