Kể về ngôi nhà đầu tiên của tôi nhé! Sẽ nhanh thôi…
Sau khi kết thúc những năm tháng học tại nhà trường, tôi may mắn được vào làm việc tại Phòng Truyền hình của báo Đời sống và Pháp luật. Đối với tôi, có lẽ đây chính là bước đệm cũng chính là nơi mà tôi sẽ nhớ mãi không bao giờ quên. Được làm việc trong một môi trường trẻ trung, năng động, mọi người đều nhiệt huyết với công việc khiến tôi dần trưởng thành hơn.
Trong hơn 2 năm theo nghề báo, trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, tôi chợt nhận ra mình còn quá nhỏ bé để nói về thế giới này. Chắc chắn rồi, tôi vẫn sẽ cố gắng học hỏi nhiều hơn nữa, trau dồi nhiều hơn nữa, để ít nhất trở thành một người làm báo đúng nghĩa. Mặc dù tôi đã không còn là người của phòng Truyền hình nữa thế nhưng tôi vẫn luôn tự hào với chính bản thân mình rằng, tôi được đào tạo tại phòng Truyền hình.
Thôi chúng ta vào vấn đề chính nhé…Tôi khóc mất…
Bản thân tôi là một người rất mê làm phóng sự điều tra, thích làm những vụ việc cần phải nhập vai, nguy..
Rẽ ngang
Từ khi còn là học sinh, tôi luôn nghĩ mình sẽ học công nghệ thông tin để làm một lập trình viên, đeo mác IT. Năm 2012, rời ghế giảng đường với tấm bằng cử nhân Công nghệ thông tin, nếu làm đúng chuyên ngành, tôi sẽ là một lập trình viên hoặc một tester như “ước mơ” trước đó.
Thế nhưng, cơ duyên lại đưa tôi trở thành Biên tập viên của một trang tin tổng hợp. Nhờ có công nghệ, các trang tin sẽ tự động “vợt” bài từ các báo điện tử, và công việc của Biên tập viên chỉ là giật lại title, viết lại sapo và sắp xếp lại nội dung trong bài viết gốc.
Do từng cộng tác với một số nhà xuất bản từ khi còn là sinh viên, nên tôi nhanh chóng làm quen với việc biên tập, tổng hợp tin bài từ các trang báo điện tử.
Để rồi, 2 năm sau đó (năm 2014) cơ hội trở thành phóng viên đã đến với tôi. Chuyên trang của một tờ báo có tên tuổi đang trong thời gian “thai nghén”. Do có sự cộng tác của công ty tôi đang làm việc và tờ báo đó, tôi được cử sang để biên tập tin bài, update thông tin cho chuyên trang…
Có thể nói, biết đến công việc viết báo là một công việc vất vả là khi tôi bắt đầu kỳ thực tập cuối cấp tại báo Đời sống & Pháp luật (ĐS&PL), nay là tạp chí ĐS&PL.
Nhớ lại ngày đầu ấy, tôi rất lúng túng, ngần ngại vì lẽ mình không có kinh nghiệm thực tế công việc này, phải làm sao để có thể tác nghiệp, làm sao để có nguồn tin? Khi đó, hơn một tháng chỉ ngồi tại cơ quan đọc các ấn phầm của báo, theo dõi các anh chị đi trước làm việc dường như cảm thấy kiến thức được học khác xa với công việc thực tế.
Phải nói, quá trình tác nghiệp để làm một tin bài thời sự rất vất vả đối với một người mới vào nghề, đối với công việc này, nhiều khi phải xông pha, thậm chí là lăn lộn đủ kiểu để có được dữ liệu mình cần, nhiều lúc gặp vướng mắc trong quá trình tác nghiệp nhưng rất may khi tôi được các anh chị đồng nghiệp giúp đỡ để có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập.
Phóng viên trong một lần tác nghiệp phòng chống dịch Covid – 19 Sau khi kết thúc kỳ thực tập tại báo ĐS&PL, trở về trường và được nhận tấm..
Chẳng biết bắt nguồn từ ai, và có từ bao giờ nhưng trong lần đầu đọc được, câu nói ấy đã từng khiến tôi giận dữ. Còn hiện tại, nó trở thành động lực cho tôi. Động lực để chứng minh rằng, đó chỉ là lời dành cho những kẻ làm báo không chân chính. Đương nhiên, những kẻ ấy cũng chẳng có tư cách được gọi là “nhà báo”.
Người làm nghề báo có trách nhiệm xã hội nặng nề. Những nhà báo được xã hội và công chúng tôn vinh luôn là các cây bút có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa “tài” và “tâm”. Và sau cùng, giá trị cuối cùng, đích thực của nghề báo chính là sự trung thực, nỗ lực kể sự thật.
Trong cuốn “Ký giả chuyên nghiệp” (The Professional Journalist) của nhà báo người Mỹ nổi tiếng John Hohenberg, ông mô tả nghề báo là một nghề đầy biến động, “cũng đổi thay như những tin tức mà nghề đó khai thác”. Ở thời buổi 4.0, một trong những “kẻ thù” chính của nghề báo lại được phát sinh từ chính báo chí. Đó là những thông tin giật gân, không chính xác, tin giả, tin xấu, tin độc tràn lan trên mạng xã hội, khiến..
Tôi của trước đây cũng như bao cư dân mạng khác, hằng ngày lên mạng lướt tin, đọc báo, bình luận dạo mà không biết một bài báo, bản tin được làm ra như thế nào, cũng chẳng quan tâm tác giả đã vất vả ra sao để mang được một bài viết đến với bạn đọc.
Thế rồi một ngày, tôi vô tình nhận được thông tin tạp chí Đời sống & Pháp luật tuyển dụng vị trí biên dịch viên. Lúc này, tôi mới bất giác nghĩ tới “làm báo như nào nhỉ?”, “biên dịch cho báo có khác với phiên dịch ở các lĩnh vực khác không?”…
Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy nghề báo là một trong những nghề nhạy cảm, mang đầy đủ yếu tố chịnh trị – văn hóa – xã hội và phản ánh hiện thực của đời sống con người.
Ngoài ra, nghề báo đòi hỏi tính kịp thời và chuẩn xác tuyệt đối, nhằm đưa được những thông tin nóng hổi một cách nhanh chóng và xác thực đến với bạn đọc.
Tôi bất giác nghĩ tới “làm báo như nào nhỉ?”, “biên dịch cho báo có khác với phiên dịch ở các lĩnh vực khác không?”… Quan trọng là những người làm báo đều chấp nhận “dấn thân” để cho “r..
Khi còn là sinh viên, tôi thường đọc tin tức hàng ngày trên ứng dụng Báo mới. Với thói quen được lặp đi lặp lại hàng ngày đó, tôi dần được biết đến và có ấn tượng với những bài viết của báo Đời sống & Pháp luật.
Kết thúc chương trình đại học, bố mẹ hướng tôi về quê kinh doanh buôn bán theo nghề của gia đình. Tuy nhiên, bản thân tôi lại nghĩ tại sao cố gắng học hết 4 năm đại học rồi cuối cùng lại về nương tựa gia đình? Từ nhỏ, tôi đã phụ bố mẹ công việc kinh doanh, buôn bán ở quê, tôi cảm thấy không có hứng thú với công việc này.
Tôi bắt đầu lên mạng tìm việc trên các trang tuyển dụng. Tình cờ tôi đọc được tin tuyển biên tập viên của Chuyên trang Pháp luật Net thuộc báo Đời sống & Pháp luật. Khi xem phần mô tả công việc, tôi thấy khá thú vị và muốn thử sức với công việc này. Tôi bắt đầu gửi CV xin việc đến địa chỉ email của báo. Ngày hôm sau, tôi nhận được cuộc điện thoại từ anh Hoàng Tuấn Lâm – Trưởng phòng Phóng viên của Chuyên trang. Anh Lâm hẹn tôi đến toà soạn phỏng vấn và nộp h..
Ngày đầu đi làm, chắc hẳn ai cũng sẽ có những suy tư, lo lắng nhất định cho riêng mình. Lo rằng không biết ngày đầu tiên đi làm của mình sẽ như thế nào? Mọi người có hòa đồng, giúp đỡ mình không? Hay liệu mình có thực sự phù hợp và bắt nhịp được với công việc ở môi trường mới hay không?
Ai cũng vậy, những ngày đầu làm việc ở môi trường mới luôn là khoảng thời gian áp lực nhất mà mình cần phải thích nghi.
Tôi cũng không ngoại lệ, vẫn chỉ là những suy nghĩ, lo lắng khi bước chân vào môi trường mới. Tuy nhiên, những lo lắng kia sớm được xua tan từ khoảng thời gian đầu tiên vào tòa soạn.
Nói là mới nhưng thực ra với tôi Đời sống & Pháp luật lại không mới, vì tôi là nhân sự được Ban Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông trực tuyến Netlink chuyển sang. Tôi đã có khoảng thời gian được ngồi cạnh, cũng như tiếp xúc gần môi trường làm việc của tòa soạn.
Chính vì thế, ngày đầu bước chân vào Đời sống & Pháp luật cũng không quá bỡ ngỡ.
Ngày đầu đi làm, tôi đã được sắp xếp trước một chỗ ngồi và..
Sau khi tốt nghiệp trường báo chí, tôi về làm biên tập viên cho một trang tin điện tử. Hồi ấy công việc không quá vất vả, môi trường làm việc lại thoải mái. Tuy nhiên không dưới một lần tôi hy vọng có được cơ hội làm việc tại một cơ quan báo chí chuyên nghiệp.
Niềm mong muốn của tôi càng thôi thúc hơn nữa khi văn phòng của cơ quan chuyển về cạnh trụ sở của báo Đời sống & Pháp luật. Thời điểm đó, nhìn các anh chị bên báo Đời sống & Pháp luật, báo Người Đưa Tin, tôi thần tượng lắm. Thần tượng bởi họ năng động, họ nhiệt huyết và được làm trong một cơ quan báo chí chính thống.
“Sang Đời sống & Pháp luật làm việc nhé”, câu nói của sếp Đinh Thạch Anh vào một buổi sáng cách đây đúng 4 năm đã khiến giấc mơ của tôi thành hiện thực. Để dùng vài từ hay vài dòng để nói về những kỷ niệm ngày mới chập chững “vào nghề”, gắn bó với Đời sống & Pháp luật thì thật khó.
Nhưng “sốc” có lẽ là một từ duy nhất diễn tả được cảm xúc của tôi ngày ấy. 5 năm làm biên tập viên của trang tin điện tử, khi về làm c..
… Rất nhiều những suy nghĩ ngổn ngang đi qua trong đầu tôi – một cô sinh viên mới ra trường, chưa có trải nghiệm, chưa có mối quan hệ, chưa có chuyên môn và rất nhiều cái chưa khác. Nhưng tôi khẳng định chắc chắn một điều tôi có, là đam mê.
Nếu chúng ta không bỏ cuộc và tiếp tục theo đuổi đam mê thì một ngày nào đó chắc chắn cơ hội sẽ đến. Đúng vậy, cơ hội của tôi đến đúng vào thời điểm tôi đang mơ hồ về tương lai, trong tâm thế của một sinh viên mới ra trường. Một bài đăng tuyển dụng trên Facebook thôi nhưng thật sự đó là cơ hội tôi đã mong chờ từ rất lâu và nó đã khiến cuộc đời tôi bước sang một trang mới.
“Tạp chí Đời sống & Pháp luật tuyển dụng…” thật sự tôi chưa cần nhìn xem bài đăng có nội dung tuyển dụng công việc gì, yêu cầu ra sao, chuyên môn thế nào. Suy nghĩ duy nhất hiện lên trong đầu tôi lúc đó: “Cơ hội của mình đây rồi”. Ngay lập tức tôi đã gửi luôn chiếc CV đã được chuẩn bị và sẵn sàng từ lâu. Thật may mắn, tôi không lựa chọn nhầm nơi để xin việc. Lý do không phải do..
Nói về kỷ niệm với Đời sống & Pháp luật Online thì phải kể từ ngày đi phỏng vấn. Ngày hôm ấy, tới khá sớm, người tôi gặp đầu tiên là chị lễ tân không chỉ xinh đẹp mà ăn nói cũng rất có duyên. Một lát sau, các anh, chị, bạn cùng tham gia buổi phỏng vấn lần lượt tới. Ngồi nhìn từng người bước vào phỏng vấn, lòng tôi lúc ấy thực sự chỉ có một chữ: Sợ.
Thời gian nặng nề trôi qua, trong lúc tôi vẫn đang ngồi đợi tới lượt phỏng vấn trong lo lắng, cửa thang máy bất ngờ mở ra. Ngước lên, tôi bỗng nhìn thấy một chị gái mỉm cười với mình, chị hỏi: “Đi phỏng vấn à em?”. Câu nói của chị chỉ ngắn gọn vỏn vẹn 5 chữ thôi nhưng có tác dụng như một liều thuốc trấn an, giúp tôi bình tĩnh hơn nhiều.
Cuối ngày hôm ấy, về tới nhà, tôi vẫn nhớ nụ cười của chị, ở chị có một điều gì đó khiến tôi cảm thấy rất thân quen, gần gũi như chị em trong nhà và luôn muốn được gặp lại chị. Sau này, khi đi làm, tôi mới biết đó là chị Đậu, người ngồi ở vị trí đối diện tôi. Niềm vui mỗi ngày đi làm là thỉnh thoảng ngước l..