author

Bí quyết nấu cơm ngon và xử lý cơm hỏng

– Bạn vẫn nghĩ rằng, nấu cơm chỉ đơn giản là vo gạo, đổ nước rồi cho vào nồi cơm điện là xong. Thực ra, nấu cơm ngon và xử lý cơm dở cần những bí quyết riêng.
Nấu cơm bằng nước sôi
Thông thường, bạn chỉ nấu cơm bằng nước sôi khi cần gấp, nhưng thực tế, đó lại là cách nấu khoa học nhất. Vì khi nấu bằng nước sôi, lượng vitamin B1 có trong gạo sẽ không bị mất đi, vừa đảm bảo chất lượng gạo, cơm lại ngon.
Nấu cơm từ gạo cũ
Đầu tiên, bạn dùng gạo cũ vo sạch, dùng nước ngâm 2 tiếng, vớt lên để ráo nước. Sau đó, cho gạo vào nồi, đổ một lượng nước sôi vừa phải, cho 1 thìa dầu thực vật hoặc mỡ lợn trộn đều, dùng lửa to đun sôi, rồi tiếp tục dùng lửa nhỏ đun cho đến khi chín. Nếu dùng nồi áp suất, chỉ cần đun nhỏ lửa khoảng 8 phút là cơm chín. Nấu bằng cách này, bạn sẽ thấy cơm ngon như cơm gạo mới.

Cách nấu cơm, cháo không bị trào ra ngoài
– Khi nấu cháo, nếu không để ý, cháo rất dễ bị trào ra ngoài. Nếu bạn cho vào nồi vài giọt dầu vừng khi bắt đầu sôi, thì cháo có sôi bao nhiêu cũng kh..

Bí quyết chọn dưa vàng

– Bạn từng cảm thấy bực mình và thất vọng khi mua một quả dưa vàng lớn và đẹp nhưng khi bổ ra ăn lại thấy nhạt nhẽo?
Dưa vàng là loại quả cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin C, vitamin B, carotene, sắt, canxi, kali, natri, magiê… Vì thế, nó có tác dụng bồi bổ, tăng sức đề kháng rất tốt, thích hợp với những người thiếu máu, sức yếu do ốm dậy… Tuy nhiên do có độ ngọt tương đối cao nên những người có bệnh tiểu đường mỗi lần không nên ăn quá một miếng.
Khi mua dưa vàng, bạn nên xem phần cuống. Quả dưa già, chín ngon thường cuống đã rụng một cách tự nhiên, gọn gàng tạo thành một chỗ lõm nông, hình tròn và trơn, rìa đường tròn có hình răng cưa. Dưa vàng còn cuống thường chưa đủ độ chín, ngọt.
Quả dưa vàng ngon có phần vỏ dày, khô ráo, nổi gồ lên chứ không bằng phẳng trơn mướt, vỏ màu vàng chứ không xanh. Ấn nhẹ lên vỏ dưa, nếu thấy có đàn hồi nhưng không quá mềm là tốt. Còn nếu vỏ cứng thì dưa chưa chín.

Mùi thơm cũng là một dấu hiệu để nhận biết quả dưa đã..

Các mẹo sơ chế giúp món cá không bị tanh

Video các mẹo sơ chế giúp món cá không bị tanh. Ngoài ra, còn có cả mẹo rán cá vừa thơm vừa giòn nữa nhé!
Chuẩn bị những nguyên liệu sau:
– Muối hột
– 1 quả chanh
– Rượu trắng
– Nước gạo
Cách làm như sau:

Chú ý: sau khi sơ chế xong, các bạn cần lau khô cá rồi mới bắt tay vào làm các bước tiếp theo nhé!

Cách làm ớt ngâm giấm ngon

Ớt ngâm giấm ăn lạ miệng, kích thích vị giác và có thể bảo quản lâu để sử dụng từ từ.
Dưới đây là một số mẹo vặt giúp bạn dễ dàng thực hiện món ăn này:
Nguyên liệu:
Đối với ớt ngâm giấm chua ngọt, cần dùng khoảng 400g ớt tươi, 2 chén giấm trắng, 2 chén đường, 1 chén nước cùng các loại gia vị như muối, bột tỏi, bột ớt. Một chiếc lọ sạch (tốt nhất là lọ thủy tinh), một chiếc thố to để trộn ớt và gia vị, thìa gỗ.

Ớt ngâm giấm tăng thêm hương vị cho các bữa ăn của bạn.
Cách lựa chọn ớt
Có rất nhiều loại ớt như: ớt sừng, ớt hiểm, ớt chìa… với các hình dáng, kích thước và màu sắc khác nhau. Việc lựa chọn loại ớt nào tùy thuộc vào sở thích cá nhân của mỗi người. Điều quan trọng là bạn cần chọn những trái ớt tươi, xanh, giòn, có kích cỡ nhỏ hoặc trung bình. Ớt to thường có rất nhiều xơ, mùi vị không đậm đà. Những trái ớt đã bị mềm, đổi màu và đã được để lâu sẽ không thể ngâm giấm được.
Chuẩn bị:
– Rửa ớt thật sạch để loại bỏ hết bụi bẩn bám trên vỏ. Để ráo nước, dùng khăn mềm lau ch..

Mẹo thái ớt chuông nhanh và đẹp mắt

– Tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết thái đúng cách đâu nhé.
Việc thái đúng cách sẽ giúp bạn trang trí cho các món xào của mình thêm ngon và bắt mắt.

Chuẩn bị sẵn ớt chuông và dao thái.

Dùng dao cắt bỏ phần cuỗng của quả ớt

Sau khi khía các cạnh xung quanh dùng tay bỏ phần lõi ớt ra

Úp quả ớt xuống rồi bổ làm đôi

Lấy nửa quả ớt dùng dao cắt dọc thành từng miếng nhỏ

Tiếp tục làm như vậy cho đến hết

Rồi lại thái ngang thành những miếng vuông nhỏ.

Giờ thì bạn có thể sử dụng để chế biến với món xào hay nướng rồi.

Giả vờ “nghiện” để thoát chết khi bị “phát hiện”

Kể về ngôi nhà đầu tiên của tôi nhé! Sẽ nhanh thôi…
Sau khi kết thúc những năm tháng học tại nhà trường, tôi may mắn được vào làm việc tại Phòng Truyền hình của báo Đời sống và Pháp luật. Đối với tôi, có lẽ đây chính là bước đệm cũng chính là nơi mà tôi sẽ nhớ mãi không bao giờ quên. Được làm việc trong một môi trường trẻ trung, năng động, mọi người đều nhiệt huyết với công việc khiến tôi dần trưởng thành hơn.
Trong hơn 2 năm theo nghề báo, trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, tôi chợt nhận ra mình còn quá nhỏ bé để nói về thế giới này. Chắc chắn rồi, tôi vẫn sẽ cố gắng học hỏi nhiều hơn nữa, trau dồi nhiều hơn nữa, để ít nhất trở thành một người làm báo đúng nghĩa. Mặc dù tôi đã không còn là người của phòng Truyền hình nữa thế nhưng tôi vẫn luôn tự hào với chính bản thân mình rằng, tôi được đào tạo tại phòng Truyền hình.
Thôi chúng ta vào vấn đề chính nhé…Tôi khóc mất…
Bản thân tôi là một người rất mê làm phóng sự điều tra, thích làm những vụ việc cần phải nhập vai, nguy..

Tôi đi làm báo

Rẽ ngang
Từ khi còn là học sinh, tôi luôn nghĩ mình sẽ học công nghệ thông tin để làm một lập trình viên, đeo mác IT. Năm 2012, rời ghế giảng đường với tấm bằng cử nhân Công nghệ thông tin, nếu làm đúng chuyên ngành, tôi sẽ là một lập trình viên hoặc một tester như “ước mơ” trước đó.
Thế nhưng, cơ duyên lại đưa tôi trở thành Biên tập viên của một trang tin tổng hợp. Nhờ có công nghệ, các trang tin sẽ tự động “vợt” bài từ các báo điện tử, và công việc của Biên tập viên chỉ là giật lại title, viết lại sapo và sắp xếp lại nội dung trong bài viết gốc.
Do từng cộng tác với một số nhà xuất bản từ khi còn là sinh viên, nên tôi nhanh chóng làm quen với việc biên tập, tổng hợp tin bài từ các trang báo điện tử.
Để rồi, 2 năm sau đó (năm 2014) cơ hội trở thành phóng viên đã đến với tôi. Chuyên trang của một tờ báo có tên tuổi đang trong thời gian “thai nghén”. Do có sự cộng tác của công ty tôi đang làm việc và tờ báo đó, tôi được cử sang để biên tập tin bài, update thông tin cho chuyên trang…

Bước chân chập chững vào nghề…

Có thể nói, biết đến công việc viết báo là một công việc vất vả là khi tôi bắt đầu kỳ thực tập cuối cấp tại báo Đời sống & Pháp luật (ĐS&PL), nay là tạp chí ĐS&PL.
Nhớ lại ngày đầu ấy, tôi rất lúng túng, ngần ngại vì lẽ mình không có kinh nghiệm thực tế công việc này, phải làm sao để có thể tác nghiệp, làm sao để có nguồn tin? Khi đó, hơn một tháng chỉ ngồi tại cơ quan đọc các ấn phầm của báo, theo dõi các anh chị đi trước làm việc dường như cảm thấy kiến thức được học khác xa với công việc thực tế.
Phải nói, quá trình tác nghiệp để làm một tin bài thời sự rất vất vả đối với một người mới vào nghề, đối với công việc này, nhiều khi phải xông pha, thậm chí là lăn lộn đủ kiểu để có được dữ liệu mình cần, nhiều lúc gặp vướng mắc trong quá trình tác nghiệp nhưng rất may khi tôi được các anh chị đồng nghiệp giúp đỡ để có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập.
Phóng viên trong một lần tác nghiệp phòng chống dịch Covid – 19 Sau khi kết thúc kỳ thực tập tại báo ĐS&PL, trở về trường và được nhận tấm..

“Nhỏ không học, lớn lên làm nhà báo”

Chẳng biết bắt nguồn từ ai, và có từ bao giờ nhưng trong lần đầu đọc được, câu nói ấy đã từng khiến tôi giận dữ. Còn hiện tại, nó trở thành động lực cho tôi. Động lực để chứng minh rằng, đó chỉ là lời dành cho những kẻ làm báo không chân chính. Đương nhiên, những kẻ ấy cũng chẳng có tư cách được gọi là “nhà báo”.
Người làm nghề báo có trách nhiệm xã hội nặng nề. Những nhà báo được xã hội và công chúng tôn vinh luôn là các cây bút có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa “tài” và “tâm”. Và sau cùng, giá trị cuối cùng, đích thực của nghề báo chính là sự trung thực, nỗ lực kể sự thật.
Trong cuốn “Ký giả chuyên nghiệp” (The Professional Journalist) của nhà báo người Mỹ nổi tiếng John Hohenberg, ông mô tả nghề báo là một nghề đầy biến động, “cũng đổi thay như những tin tức mà nghề đó khai thác”. Ở thời buổi 4.0, một trong những “kẻ thù” chính của nghề báo lại được phát sinh từ chính báo chí. Đó là những thông tin giật gân, không chính xác, tin giả, tin xấu, tin độc tràn lan trên mạng xã hội, khiến..

Chuyển hóa vất vả thành niềm vui

Tôi của trước đây cũng như bao cư dân mạng khác, hằng ngày lên mạng lướt tin, đọc báo, bình luận dạo mà không biết một bài báo, bản tin được làm ra như thế nào, cũng chẳng quan tâm tác giả đã vất vả ra sao để mang được một bài viết đến với bạn đọc.
Thế rồi một ngày, tôi vô tình nhận được thông tin tạp chí Đời sống & Pháp luật tuyển dụng vị trí biên dịch viên. Lúc này, tôi mới bất giác nghĩ tới “làm báo như nào nhỉ?”, “biên dịch cho báo có khác với phiên dịch ở các lĩnh vực khác không?”…
Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy nghề báo là một trong những nghề nhạy cảm, mang đầy đủ yếu tố chịnh trị – văn hóa – xã hội và phản ánh hiện thực của đời sống con người.
Ngoài ra, nghề báo đòi hỏi tính kịp thời và chuẩn xác tuyệt đối, nhằm đưa được những thông tin nóng hổi một cách nhanh chóng và xác thực đến với bạn đọc.
Tôi bất giác nghĩ tới “làm báo như nào nhỉ?”, “biên dịch cho báo có khác với phiên dịch ở các lĩnh vực khác không?”… Quan trọng là những người làm báo đều chấp nhận “dấn thân” để cho “r..