author

Những trải nghiệm đầu tiên

Khi còn là sinh viên, tôi thường đọc tin tức hàng ngày trên ứng dụng Báo mới. Với thói quen được lặp đi lặp lại hàng ngày đó, tôi dần được biết đến và có ấn tượng với những bài viết của báo Đời sống & Pháp luật.
Kết thúc chương trình đại học, bố mẹ hướng tôi về quê kinh doanh buôn bán theo nghề của gia đình. Tuy nhiên, bản thân tôi lại nghĩ tại sao cố gắng học hết 4 năm đại học rồi cuối cùng lại về nương tựa gia đình? Từ nhỏ, tôi đã phụ bố mẹ công việc kinh doanh, buôn bán ở quê, tôi cảm thấy không có hứng thú với công việc này.
Tôi bắt đầu lên mạng tìm việc trên các trang tuyển dụng. Tình cờ tôi đọc được tin tuyển biên tập viên của Chuyên trang Pháp luật Net thuộc báo Đời sống & Pháp luật. Khi xem phần mô tả công việc, tôi thấy khá thú vị và muốn thử sức với công việc này. Tôi bắt đầu gửi CV xin việc đến địa chỉ email của báo. Ngày hôm sau, tôi nhận được cuộc điện thoại từ anh Hoàng Tuấn Lâm – Trưởng phòng Phóng viên của Chuyên trang. Anh Lâm hẹn tôi đến toà soạn phỏng vấn và nộp h..

Nhật ký ngày đầu đi làm tại Đời sống và pháp luật

Ngày đầu đi làm, chắc hẳn ai cũng sẽ có những suy tư, lo lắng nhất định cho riêng mình. Lo rằng không biết ngày đầu tiên đi làm của mình sẽ như thế nào? Mọi người có hòa đồng, giúp đỡ mình không? Hay liệu mình có thực sự phù hợp và bắt nhịp được với công việc ở môi trường mới hay không?
Ai cũng vậy, những ngày đầu làm việc ở môi trường mới luôn là khoảng thời gian áp lực nhất mà mình cần phải thích nghi.
Tôi cũng không ngoại lệ, vẫn chỉ là những suy nghĩ, lo lắng khi bước chân vào môi trường mới. Tuy nhiên, những lo lắng kia sớm được xua tan từ khoảng thời gian đầu tiên vào tòa soạn.
Nói là mới nhưng thực ra với tôi Đời sống & Pháp luật lại không mới, vì tôi là nhân sự được Ban Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông trực tuyến Netlink chuyển sang. Tôi đã có khoảng thời gian được ngồi cạnh, cũng như tiếp xúc gần môi trường làm việc của tòa soạn.
Chính vì thế, ngày đầu bước chân vào Đời sống & Pháp luật cũng không quá bỡ ngỡ.
Ngày đầu đi làm, tôi đã được sắp xếp trước một chỗ ngồi và..

“Sang Đời sống & Pháp luật làm nhé”

Sau khi tốt nghiệp trường báo chí, tôi về làm biên tập viên cho một trang tin điện tử. Hồi ấy công việc không quá vất vả, môi trường làm việc lại thoải mái. Tuy nhiên không dưới một lần tôi hy vọng có được cơ hội làm việc tại một cơ quan báo chí chuyên nghiệp.
Niềm mong muốn của tôi càng thôi thúc hơn nữa khi văn phòng của cơ quan chuyển về cạnh trụ sở của báo Đời sống & Pháp luật. Thời điểm đó, nhìn các anh chị bên báo Đời sống & Pháp luật, báo Người Đưa Tin, tôi thần tượng lắm. Thần tượng bởi họ năng động, họ nhiệt huyết và được làm trong một cơ quan báo chí chính thống.
“Sang Đời sống & Pháp luật làm việc nhé”, câu nói của sếp Đinh Thạch Anh vào một buổi sáng cách đây đúng 4 năm đã khiến giấc mơ của tôi thành hiện thực. Để dùng vài từ hay vài dòng để nói về những kỷ niệm ngày mới chập chững “vào nghề”, gắn bó với Đời sống & Pháp luật thì thật khó.
Nhưng “sốc” có lẽ là một từ duy nhất diễn tả được cảm xúc của tôi ngày ấy. 5 năm làm biên tập viên của trang tin điện tử, khi về làm c..

 “Lính mới” chập chững vào nghề

… Rất nhiều những suy nghĩ ngổn ngang đi qua trong đầu tôi – một cô sinh viên mới ra trường, chưa có trải nghiệm, chưa có mối quan hệ, chưa có chuyên môn và rất nhiều cái chưa khác. Nhưng tôi khẳng định chắc chắn một điều tôi có, là đam mê.
Nếu chúng ta không bỏ cuộc và tiếp tục theo đuổi đam mê thì một ngày nào đó chắc chắn cơ hội sẽ đến. Đúng vậy, cơ hội của tôi đến đúng vào thời điểm tôi đang mơ hồ về tương lai, trong tâm thế của một sinh viên mới ra trường. Một bài đăng tuyển dụng trên Facebook thôi nhưng thật sự đó là cơ hội tôi đã mong chờ từ rất lâu và nó đã khiến cuộc đời tôi bước sang một trang mới.
“Tạp chí Đời sống & Pháp luật tuyển dụng…” thật sự tôi chưa cần nhìn xem bài đăng có nội dung tuyển dụng công việc gì, yêu cầu ra sao, chuyên môn thế nào. Suy nghĩ duy nhất hiện lên trong đầu tôi lúc đó: “Cơ hội của mình đây rồi”. Ngay lập tức tôi đã gửi luôn chiếc CV đã được chuẩn bị và sẵn sàng từ lâu. Thật may mắn, tôi không lựa chọn nhầm nơi để xin việc. Lý do không phải do..

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Nói về kỷ niệm với Đời sống & Pháp luật Online thì phải kể từ ngày đi phỏng vấn. Ngày hôm ấy, tới khá sớm, người tôi gặp đầu tiên là chị lễ tân không chỉ xinh đẹp mà ăn nói cũng rất có duyên. Một lát sau, các anh, chị, bạn cùng tham gia buổi phỏng vấn lần lượt tới. Ngồi nhìn từng người bước vào phỏng vấn, lòng tôi lúc ấy thực sự chỉ có một chữ: Sợ.
Thời gian nặng nề trôi qua, trong lúc tôi vẫn đang ngồi đợi tới lượt phỏng vấn trong lo lắng, cửa thang máy bất ngờ mở ra. Ngước lên, tôi bỗng nhìn thấy một chị gái mỉm cười với mình, chị hỏi: “Đi phỏng vấn à em?”. Câu nói của chị chỉ ngắn gọn vỏn vẹn 5 chữ thôi nhưng có tác dụng như một liều thuốc trấn an, giúp tôi bình tĩnh hơn nhiều.
Cuối ngày hôm ấy, về tới nhà, tôi vẫn nhớ nụ cười của chị, ở chị có một điều gì đó khiến tôi cảm thấy rất thân quen, gần gũi như chị em trong nhà và luôn muốn được gặp lại chị. Sau này, khi đi làm, tôi mới biết đó là chị Đậu, người ngồi ở vị trí đối diện tôi. Niềm vui mỗi ngày đi làm là thỉnh thoảng ngước l..

Mối lương duyên bất ngờ giúp tôi trưởng thành hơn

Anh nói rằng, phong cách của tôi hợp với tờ báo liên quan những vấn đề dân sinh thân thuộc, những câu chuyện pháp luật hấp dẫn… Cơ duyên đó đã giúp tôi vững chuyên môn, trưởng thành hơn với nghề báo.
Gia nhập bất ngờ
Cũng như bao sinh viên báo chí mới ra trường thường tràn trề cảm xúc khi vào nghề với những bước chập chững đầu tiên, cuối năm 2011, sau khi tốt nghiệp loại khá khoa Báo chí & Truyền thông (trường đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM), tôi được một người thầy đồng thời là nhà báo giới thiệu về tập sự tại một tòa soạn báo lớn ở TP.HCM.
Về cùng đợt với tôi là một nhóm bạn cùng lớp gồm 7 bạn. Nhóm chúng tôi ai cũng háo hức lăn xả vì tin bài thời sự. Chưa được một tuần, trong một lần uống trà đá vỉa hè, anh bạn thân nói với tôi rằng, hiện người làm báo cực kỳ nhiều, nhưng viết cái gì, viết thế nào để giúp bạn đọc tiếp nhận thông tin hiệu quả, làm cho họ nhận thức được những kiến thức pháp luật thường thức nhất, giúp họ nâng cao hơn tầm hiểu biết về ..

Nơi tôi muốn gắn bó suốt cuộc đời

Người thầy và các anh chị ở VPMT đã truyền cho tôi ngọn lửa đam mê để say nghề. Trải qua 8 năm gắn bó, tôi xem đây là ngôi nhà thứ hai của mình.
Cuối năm thứ 4 đại học, tôi lo lắng vì ra trường không biết sẽ đi đâu về đâu khi trong đầu toàn một mớ kiến thức từ trong sách vở về nghề báo. Suốt 4 năm học đại học, trong khi các bạn đi cộng tác khắp nơi thì tôi vẫn mơ hồ về nghề báo. Tôi mơ hồ bởi tôi đến với nghề lúc đó không phải vì đam mê mà vì “oai”.
Ngày ấy tôi chỉ là một đứa con nông dân, đầu óc vẫn mang nặng tư tưởng xin việc phải có mối quan hệ và tiền. Thậm chí, bố mẹ tôi cũng lo lắng không biết khi con ra trường lấy đâu ra tiền để xin việc. Nhưng tôi không nghĩ rằng với nghề này, nếu không có năng lực thì thì dù có “chạy” vào được “ấm chỗ” thì cuối cùng cũng bị đào thải.
May mắn cho tôi, kỳ thực tập năm cuối, nhờ một đứa bạn giới thiệu tôi xin vào Văn phòng miền Trung báo Đời sống & Pháp luật để thực tập. Trong văn phòng ai cũng gọi anh Phan Xuân Hồng – Trưởng văn phòng – bằng..

Nhớ “người thầy đưa tin” 1 năm tuổi

Tôi cũng vậy, tốt nghiệp ngành Xây dựng nhưng cuộc đời lại rẽ tôi sang một hướng khác để gắn bó với Đời sống & Pháp luật.
Hướng rẽ đó in đậm hình bóng của một phóng viên Đời sống & Pháp luật – người dượng (chồng của cô ruột), người thầy dìu dắt tôi, cho tôi cái nghề để rồi tôi tự gọi là thầy Thạch Văn Thanh (bút danh Nguyễn Linh). Lúc ấy, tôi không hề được chuẩn bị để đi vào nghề báo và cũng không ngờ một người học “dở ẹc” môn Văn lại đi viết báo.
Buổi đầu tiên đi làm, phóng viên Thạch Văn Thanh luôn nhắn nhủ rằng: “Làm báo phải gần dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của dân; xem họ làm gì và cần gì?. Điều quan trọng là chỉ viết những gì “mắt thấy, tai nghe” nhưng phải cần suy nghĩ thật chín, phát hiện vấn đề và kiểm chứng thông tin kỹ lưỡng, chặt chẽ”.
Còn nhớ trong một lần đi tác nghiệp, tôi được dượng dẫn vào tiếp xúc với ông Nguyễn Văn Út (ở ấp Tràm Thẻ, xã Tân Phú, Thới Bình, Cà Mau). Ông Út là nguyên Trưởng ấp bất ngờ “ôm” nợ và bị cơ quan chức năng kê biên tài sản chỉ vì… giúp ..

Hành trình lật tẩy thủ đoạn mua trinh giải đen của đại gia

Tuổi 20 đối với mỗi người là tuổi đời đẹp nhất, nhưng với bất kỳ tờ báo nào, đó là thời gian đã đủ dài để khẳng định được chỗ đứng trong làng báo và độc giả. Với báo chí, không bao giờ có “chiến công vang danh muôn thuở”, nói đúng hơn là hào quang của mỗi tác phẩm sẽ nhanh vụt tắt vì độc giả luôn đòi hỏi sự mới lạ trong mỗi tác phẩm mới được xuất bản. Điều này gây áp lực rất lớn cho chính mỗi cơ quan báo chí và bản thân phóng viên chúng tôi.
Kỷ niệm về quá trình tác nghiệp tôi chia sẻ sau không phải kể khổ, bởi nhiều nghề nghiệp còn áp lực và khó khăn hơn nghề báo rất nhiều. Chỉ muốn độc giả hình dung ra phần nào về nghề báo chúng tôi đang làm – phơi bày những góc khuất xã hội.
Ngày 9/6/2020, tòa soạn xuất bản 1 trong 4 kỳ Đại gia mua trinh giải đen. Loạt bài ít nhiều đã gây được sự chú ý của dư luận, bằng chứng là sự phản hồi và chia sẻ mạnh trên các diễn đàn và mạng xã hội.
Để tác phẩm được ra đời, nhóm phóng viên đã tích cực “làm quen” với các tú ông, tú bà từ nhiều tháng trước. ..

Duyên nợ

Chặng đường ấy chẳng dễ dàng và cũng đầy duyên nợ.
Ngày ấy, cô sinh viên khoa Báo vừa tốt nghiệp, chân ướt chân ráo tìm tới một số tòa soạn báo để xin việc. Sau đôi lần lỡ hẹn và những cuộc phỏng vấn không hồi âm, tôi như người vô định vì chẳng biết ngày mai mình sẽ làm công việc gì. Giữa lúc chán nản nhất, tôi nhận được cuộc gọi từ phòng Trị sự của báo Đời sống & Pháp luật thông báo lịch hẹn phỏng vấn…
Một cảm xúc hỗn độn đan xen trước khi bước vào phòng phỏng vấn. Hồi hộp, lo lắng, cầu mong may mắn, nhưng cũng không “nuôi” nhiều hy vọng như những lần hẹn trước. Rồi thời khắc ấy cũng tới… Sau những màn hồi đáp với hội đồng phỏng vấn, tôi bày tỏ nguyện vọng muốn thử sức ở mảng Xã hội, bởi quãng thời gian thực tập từng có cơ hội được “va chạm”, nên có chút tự tin sẽ làm được.
Tôi nín thở rồi “vỡ òa” khi nhận được cái gật đầu của hội đồng phỏng vấn. Nhưng, có sự thay đổi bất ngờ ở… phút thứ 89. Vì mảng Xã hội đã tuyển đủ phóng viên, trong khi mảng Văn hóa – Giải trí vẫn còn thiếu, nên..