author

Cảm nghĩ về bước chuyển mình của Tạp chí Đời sống và Pháp luật

Nếu có ai hỏi tôi ngày báo Đời sống & Pháp luật xuất bản số đầu tiên có lẽ tôi sẽ mất chút ít thời gian để nhớ, nhưng nếu hỏi về bước chuyển mình lớn nhất của báo thì đó là ngày 1/4/2020.
Thấm thoát đã hơn một năm tôi nhận được vào công tác tại chuyên trang PhapluatNet, nơi đây tối nhận được sự giúp đỡ của mọi người trong công việc, một bước tiếp đà quan trọng trong tư tưởng để tôi hoàn thành tốt công việc.
Bản thân tôi khi là sinh viên đã biết đến tiếng tăm của báo Đời sống & Pháp luật. Bẵng đi một thời gian dài khi có cơ hội được công tác trong lĩnh vực báo chí thì tiếng tăm đó tôi mới biết nhiều, hiểu nhiều hơn. Khi tôi có ý định chuyển đến công tác tại báo Đời sống & Pháp luật nhiều bạn bè vẫn khuyên tôi: “Sang đó khó có thể làm và phát triển được vì cơ quan bên đó rất đông nhân sự, không cạnh tranh được đâu”, nhưng với tôi nếu đã được nhận thì không làm được phần lớn là do bản thân mình. Và sau đó tôi vẫn giữ quyết định thử sức ở môi trường mới.
Cuối năm 2019 may mắn tôi được n..

Đời sống & Pháp luật – Ngôi nhà thứ hai của tôi

Tôi đã tìm hiểu về báo Đời sống & Pháp luật một thời gian trước khi đặt chân vào nơi đây, về 19 năm thành lập của tờ báo, của bao nhiêu thế hệ gạo cội trong những ngày đầu tờ báo mới được hình thành, về quá trình làm việc, phấn đấu của Tổng biên tập để giữ vững, chèo lái con thuyền đưa tờ báo có được như ngày hôm nay.
Những ngày đầu khi mới đặt chân vào cơ quan, tôi được phân công vào làm bộ phận Phununews với công việc là phóng viên làm về Pháp luật. Thời điểm đầu, tôi e dè, nhút nhát vì công việc về báo chí đối với tôi quả là mới mẻ. Lúc đó, tôi đã có một cảm giác lo sợ khi mình không làm được việc, sợ mình đi tụt lùi so với các đồng nghiệp khác. Tôi như một đứa trẻ phải học hỏi từ những thứ nhỏ nhất từ giao tiếp, tìm hiểu về công việc, học hỏi kĩ năng viết bài để làm sao có những tin bài có chất lượng gửi tới bạn đọc.
Khi bắt đầu làm việc, tôi nhận được sự chỉ bảo tận tình của đồng nghiệp, các cô, chú, anh, chị và cả các em. Tôi được đi theo các anh chị phóng viên lớn hơn, già dặn..

Em Nhâm Thân – Đời sống Pháp luật ạ!

Năm 2020! Năm thứ 6 tôi gắn bó với tạp chí Đời sống & Pháp luật. Còn nhớ tháng 8/2014 ấy, sau khi rời mái trường Đại học Khoa học Huế với tấm bằng ngành Văn, tôi lùng sục, cắm đầu cắm cổ tìm việc. Tôi vận dụng từ các mối quan hệ bạn bè, gia đình, cho đến “sớt” khắp gu – gồ.
Giáo viên, nhân viên văn phòng,… Đó là những gì tôi được định hướng để xin việc cho đúng với ngành học. Hai khái niệm phóng viên, báo chí hồi ấy sao mà quá xa lạ. Ấy vậy, người chẳng chọn được nghề. Cái nghề nó vận vào người như một cơ duyên để rồi gắn bó, yêu thương.
Cũng cái năm 2014 ấy, tôi cùng đứa bạn “cơm đùm gạo bới” vào Đà Nẵng xin làm việc hành chính văn phòng ở một công ty đóng trên đường 2/9 (quận Hải Châu). Những lời quảng cáo có cánh, mức lương hấp dẫn, môi trường năng động… khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Nhưng chẳng ai ngờ, 2 đứa sinh viên tỉnh lẻ lại “lạc” vào ma trận của một công ty đa cấp.
Chúng tôi bị lôi kéo đóng nhiều khoản phí, bị “giữ” hồ sơ, chứng minh nhân dân… Để rồi khi nhận ra thì..

Tân binh tâm sự

Vừa ra khỏi cổng trường đại học, tôi thấy mình may mắn hơn các bạn đồng trang lứa khi được làm việc tại tòa soạn Đời sống & Pháp luật.
Còn nhớ, tôi chính thức trở thành thành viên của mái nhà chung Đời sống & Pháp luật vào ngày 30/6/2020, thời điểm tòa soạn lại bắt đầu chuyển mình, đổi mới và xuất hiện Trung tâm Nội dung số.
Bắt đầu công việc tại “gia đình mới” với vị trí biên tập viên mục Pháp luật, tôi đã có thêm rất nhiều đồng nghiệp mới. Tôi thực sự vô cùng ngạc nhiên vì họ khác quá xa với những gì trước đó mình tưởng tượng. Trong suy nghĩ của tôi, những anh chị làm việc trong môi trường công sở sẽ có dáng vẻ nghiêm khắc, khó tính và có chút…cứng nhắc, máy móc.
Nhưng hỡi ôi, nhìn những “đàn anh, đàn chị” thân thiện, hòa đồng, luôn sôi sục nhiệt huyết và năng lực tích cực đang đứng trước mặt mình lúc này, tôi cảm thấy sụp đổ hoàn toàn. Mặc dù phải dìu dắt một người lính mới mang theo nhiều thiếu sót trong công việc như tôi, nhưng chưa ai trách móc hay phàn nàn nửa lời. Nhìn cách ..

Duyên 9 năm

Còn nhớ, ngày ra khỏi giảng đường, tôi cũng như bao nhiêu thanh niên khác, bước vào đời với bao chới với, không biết tương lai rồi sẽ ra sao. Một chiều, lên mạng, thấy thông tin tuyển dụng với nội dung “cơ hội cho những người yêu thích nghề báo”. Ngày gửi hồ sơ theo bưu điện, lòng chẳng một chút hy vọng. Đơn giản, với tôi ngày ấy, nghề báo là nghề cao quý, khó với tới.
Tròn một tuần, tiếng chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia nói khẽ: “Hồ sơ em được nhận. Em thu xếp vào TP.HCM đến trụ sở văn phòng đại diện của báo để phỏng vấn”. Hôm trước nhận tin, hôm sau lên xe vào TP.HCM. Đó cũng là lần đầu tôi rời xa quê, tìm tương lai, tràn trề hy vọng. Buổi phỏng vấn trôi qua êm đẹp, tôi được nhận thử việc.
Tuần đầu tiên đi làm, tôi được yêu cầu ngồi đọc những bài báo đã được đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật. Lật giở từng trang, tôi ngấu nghiến từng chữ, học cách viết, tiếp cận đề tài, cách đặt tít, đặt sa-pô… Tất cả mọi thứ đều quá mới mẻ.
Ngày ấy, Đời sống & Pháp luật có bước chuyển ..

Những tháng năm rực rỡ

Những ngày đầu chập chững vào nghề, tôi đã có nhiều kỷ niệm khó quên. Đó là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với một đối tượng trong một vụ án đang bị tạm giữ tại trụ sở Công an quận Gò Vấp (TP.HCM). Một nam thanh niên còn rất trẻ, người gầy gò được cán bộ công an đưa ra. Anh ta đứng dựa lưng vào tường, gương mặt hơi cúi xuống khi chúng tôi đưa máy ảnh lên chụp. Trong lòng tôi dâng lên một cảm xúc rất khó tả. Con người này, ngày hôm qua còn tự do. Hôm nay, đã là những tháng ngày sống trong bốn bức tường của trại giam. Ranh giới ấy thật mong manh nếu chúng ta không biết kiềm chế cảm xúc của mình.
Đó là lần tôi cùng một nữ đồng nghiệp chạy xe máy về tỉnh Long An viết bài. Giao thông miền Tây thật không dễ dàng gì. Những con đường đất nhỏ vừa hai xe máy tránh nhau, gồ ghề, đầy bụi. Những cây cầu nhỏ đến nỗi tôi không thể chạy xe. Tôi chỉ có thể dắt bộ qua cầu, vừa đi vừa run vì sợ cả người lẫn xe sẽ rơi xuống dòng kênh.
Quãng thời gian còn là phóng viên, tôi đã thỏa sở thích được rong ruổi khắ..

20 năm bắt đầu từ Ngõ Trạm

Thấm thoắt đã 20 năm ĐS&PL khai sinh và ra số đầu tiên từ 35 Ngõ Trạm (Hà Nội), gian khổ và vinh quang, non nớt rồi chững chạc vững bước đi lên để có tuổi 20 đầy nhựa sống.
Thật tự hào và hạnh phúc khi tôi được là Tổng Biên tập đầu tiên của báo, đặt những nền móng đầu tiên để khai sinh tờ báo, bắt đầu từ “Trạm” của Ngõ Trạm năm 2001 để rồi đến “Tháp” ngày nay – Tòa Tháp Ngôi Sao (Star Tower).
PGS.TS.LS.Nhà báo Chu Hồng Thanh. Ngày ấy khi tôi đang là Giảng viên cao cấp Luật học, Phó viện trưởng phụ trách Viện Quyền con người, Ủy viên Ban Chấp hành hội Luật gia Việt Nam (HLGVN), Chi hội trưởng Chi hội Luật gia Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì Chủ tịch HLGVN Phạm Hưng (nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, nguyên Trợ lý pháp luật của Chủ tịch nước) gặp và đề nghị tôi chuyển sang làm chuyên trách công tác Hội.
Sau cuộc gặp, Chủ tịch Hội ký công văn (có bút phê ý kiến của Chủ tịch nước) gửi Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Thế là tôi chuyển sang hội Luật gi..

Thanh xuân đời, thanh xuân Báo

Thắp lửa dưới mưa
Xin được lấy nguyên tứ này của Tổng Biên tập Nguyễn Tiến Thanh viết cách đây 10 năm để nói về thời kỳ của những con người khai sơn phá thạch, đặt những viên gạch đầu tiên xây ngôi nhà Đời sống & Pháp luật. Chúng tôi chỉ với 17 người trên căn gác xép nhỏ ở 35 Ngõ Trạm cùng vượt qua khó khăn cho ra đời số báo đầu tiên ngày 2/3/2001.
Năm 1999, cô sinh viên báo chí với khát khao mang kiến thức được học bài bản ra trường vẫy vùng cùng môi trường làm báo, tôi đến ấn phẩm Kinh doanh & Pháp luật (chuyên đề của Tạp chí Pháp lý – Cơ quan ngôn luận của hội Luật gia Việt Nam) thử việc. Sau một thời gian, ấn phẩm này ngừng xuất bản. Đa số chúng tôi lại đi cùng nhau sang một môi trường mới, đó chính là báo Đời sống & Pháp luật. Từ căn nhà 4 tầng ở 61 Tây Sơn, hơn 10 người đi tiếp chúng tôi chuyển đến 35 Ngõ Trạm chuẩn bị xây dựng một tờ báo mới: Báo Đời sống & Pháp luật.
Tại đây, chúng tôi có thêm những đồng nghiệp mới cùng làm việc không lương một cách tự nguyện để xây dựng tờ ..

Phóng viên Đời sống và Pháp luật đấu trí với tên tội phạm bị truy nã

Kẻ bán dâm đồng tính biến mất
Nguyên Quân Báo (SN 1990) sinh ra và lớn lên tại huyện Phú Bình (Thái Nguyên). Học hết lớp 6, Báo bỏ nhà đàn đúm với đám trẻ hư trên địa bàn huyện Phú Bình. 12 tuổi, sau khi bố đẻ đi tù, Báo lang thang, dạt xuống Hà Nội. Để kiếm sống, Báo làm nhiều công việc khác nhau như: đánh giày, bán bóng bay, bơm xe…
Năm 18 tuổi, với hy vọng tìm được một công việc ổn định, có thu nhập tốt để nuôi sống bản thân và giúp đỡ mẹ, Báo xin làm việc cho một đại lý phân phối hàng tạp hóa với thu nhập gần 4 triệu đồng/tháng. Nhưng thói ăn chơi, đua đòi đã ngấm vào xương tủy của Báo. Bỏ bê công việc, hắn lao vào các chốn ăn chơi trụy lạc.
Để có tiền, Báo không ngại lao vào các tệ nạn xã hội như: đánh bạc, trộm cắp và thậm chí bán dâm cho những người đồng tính. Đến năm 2012, Báo bị Công an phường phố Huế (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) phạt hành chính.
Một ngày cuối tháng 5/2012, sau khi nhận cú điện thoại của ông Q. ở phố Huế có nhu cầu muốn “quan hệ” với 2 người đồng giới trẻ..

Dấu ấn Nhịp cầu Hồng Đức

Cuối tháng 7/2014, Tổng Biên tập Nguyễn Tiến Thanh đã rơi nước mắt khi đọc một tin ngắn, đầy tang thương trên bản thảo của báo. Đó là thông tin về 3 chị em ruột bị chết đuối thương tâm trên dòng sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh).
Vợ chồng anh Sửu và chị Huệ vĩnh viễn mất đi 3 người con ruột trong một ngày mùa Thu đầy định mệnh. Cái nghèo, cái khổ và nỗi bất hạnh đã lấy đi của họ tất cả những niềm hy vọng cuối cùng. Không vườn tược, không nhà cửa… đôi vợ chồng nghèo đã mang 3 di ảnh, lập bàn thờ các con ở trong căn nhà chật hẹp của ông ngoại (bố chị Huệ).
Ngay sau đó, Tổng Biên tập Nguyễn Tiến Thanh đã bàn với nhà báo Trần Hoài Văn – Ủy viên Ban Biên tập và Trưởng Văn phòng Đại diện tại miền Trung thành lập Quỹ Nhịp cầu Hồng Đức. Ý tưởng của Tổng Biên tập đã trở thành hiện thực: Một quỹ từ thiện của báo ĐS&PL được hình thành ngay trong tháng 7/2014. Ngôi nhà nghĩa tình đầu tiên của quỹ được xây cho gia đình chị Huệ (trên khu vườn của cụ Trần Trọng Xướng) ở xóm 4 (xã Sơn Long, Hương Sơn, Hà Tĩ..